19 Tháng hai, 2020 |
Sau những thành công vang dội trên đấu trường quốc tế, bóng đá Việt Nam không chỉ xác định vị thế mới cho mình mà còn tiệm cận gần hơn với giấc mơ lớn mang tên World Cup.
Trong số báo hôm nay, Thể thao & Văn hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc thêm 1 góc nhìn nữa của hãng tin AFP về giấc mơ đó với bài viết vừa đăng trên trang tin Channelnewsasia (Singapore).
Lâu nay, người Việt Nam chỉ coi mì ăn liền như là thực phẩm chống đói, vì thế, theo đuổi giấc mơ World Cup đang được xem là một nhiệm vụ rất khó khăn của bóng đá Việt Nam.
Vẫn biết không có đội bóng Đông Nam Á nào từng có mặt ở World Cup nhưng Phạm Nhật Vượng – CEO của tập đoàn Vingroup, và tỷ phú đầu tiên của Việt Nam – vẫn không để điều đó ngăn cản ông.
Có điều, người đàn ông giàu nhất Việt Nam từng bắt đầu sự nghiệp với mì ăn liền và điều quan trọng là ông hiểu biết về bóng đá, đam mê bóng đá. Đó là lí do để ông đang thực hiện một công việc khác: Cố gắng đưa đội tuyển quốc gia ở một nền bóng đá cuồng nhiệt đến World Cup đầu tiên của họ.
Học viện trị giá 35 triệu USD của Vingroup nằm ở gần Hà Nội với kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền bóng đá phát triển tại châu Á, sau khi đội tuyển quốc gia lọt vào tứ kết Asian Cup 2019.
Trước đó, đội tuyển Việt Nam cũng đã lên ngôi vô địch Đông Nam Á AFF Cup năm 2018, và tháng 12/2019, đội U22 giành tấm huy chương vàng tại Đại hội thể thao Đông Nam Á – SEA Games 30.
Hiện nay, Các chiến binh Sao Vàng (biệt danh của đội tuyển Việt Nam) cũng đứng đầu vòng bảng vòng loại World Cup 2022 của họ. Dĩ nhiên, bóng đá Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn giành được một trong 4 suất của châu Á – hoặc suất thứ 5 qua vòng play-off.
Tuy nhiên, Việt Nam có thể khơi dậy cảm hứng từ bài học của chủ nhà World Cup 2022 là Qatar, những người sau khi xây dựng một học viện hiện đại và mời chuyên môn nước ngoài đã giành được danh hiệu vô địch châu Á đầu tiên vào năm ngoái.
Sự có mặt của những ngôi sao hàng đầu của bóng đá thế giới như Ryan Giggs cùng cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp đào tạo tân tiến, Học viện PVF là 1 trong những nơi ươm mầm giấc mơ World Cup của bóng đá Việt Nam. Ảnh: PVF
Nói vậy để nhắc rằng, những huyền thoại của MU như Ryan Giggs và Paul Scholes đã được mời làm cố vấn cho học viện của Quỹ khuyến khích tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) mới ra đời vào năm 2017.
Học viện có những sân tập được cắt tỉa cẩn thận và thiết bị cực kỳ hiện đại, bao gồm trình giả lập 360S – một phòng tập nơi các cầu thủ có thể nhận bóng từ nhiều góc độ khác nhau và dứt điểm vào các mục tiêu điện tử di chuyển.
Cơ sở này cũng nằm trong kế hoạch đầu tư của Vượng, tỉ phú từng bán mì ăn liền ở Ukraine trước khi xây dựng tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam và tích lũy khối tài sản trị giá 7,8 tỷ USD.
Giám đốc kỹ thuật của học viện PVF, cựu huấn luyện viên đội tuyển Nhật Bản Philippe Troussier – người cũng dẫn dắt đội U19 Việt Nam – cho biết kết quả rất khả quan. “Chúng tôi đã bắt đầu một quá trình mạnh mẽ để phát triển bóng đá của chúng tôi, phát triển các cầu thủ của chúng tôi, giáo dục các cậu bé, để nâng tầm các cầu thủ lên trình độ quốc tế”, Troussier cho biết.
Được biết, học viên đào tạo này hiện đang có gần 200 cầu thủ từ 9 đến 19 tuổi, được tuyển dụng từ khắp đất nước và được huấn luyện tới năm giờ mỗi ngày.
Trong khi Giggs và Scholes mang đến uy tín và kinh nghiệm cấp cao nhất, Troussier, 64 tuổi, đóng góp khả năng huấn luyện, sau khi ông dẫn dắt Nhật Bản vô địch châu Á năm 2000 và vào vòng 1/8 World Cup 2002.
Thế nhưng, bất chấp những khoản đầu tư lớn và đưa về những tên tuổi lớn, World Cup vẫn có thể là một giấc mơ xa vời cho Việt Nam.
“Tôi không nghĩ họ có thể dự World Cup 2022 vì họ phải thay thế ít nhất một trong những cường quốc châu Á như Iran, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc để có được một trong số ít các suất dành cho châu Á”, Steve Darby, cựu HLV của đội tuyển nữ Việt Nam nói.
World Cup 2026 – khi số lượng đội tham dự sẽ tăng từ 32 lên 48 – có thể là một mục tiêu thực tế hơn. Nhưng ngay cả vậy, họ vẫn bị coi là “kẻ lót đường”, Darby nói.
“Bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào vượt qua vòng loại cũng sẽ được coi là một đội bóng yếu và nằm trong nhóm hạt giống thấp. Phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thay đổi trình độ”, ông nói tiếp.
Tuy nhiên, đội tuyển quốc gia Việt Nam vẫn gây chú ý với sự tiến bộ của mình, bằng chứng là vị trí thứ 94 cao nhất mà họ có được trên bảng xếp hạng FIFA. Các đội trẻ của Việt Nam cũng đang thể hiện sự hứa hẹn, với việc lần đầu tiên tham dự World Cup U20 năm 2017 và một năm sau đó, và lọt vào trận chung kết giải vô địch U23 châu Á.
Và biết đâu, sau sau những thành công gần đây, người hâm mộ Việt Nam sẽ tiếp tục có cơ hội ăn mừng trên các con phố nếu đội bóng của Park Hang-seo giành dự World Cup 2022.
Còn với 1 cầu thủ trẻ, hậu vệ Trần Hoàng Phúc, xuất thân từ một gia đình nghèo ở TP.HCM, gia nhập PVF năm 2012 khi anh 11 tuổi, mơ ước được thi đua với thần tượng của mình, hậu vệ David Luiz của Arsenal.
“Tôi sẽ cố gắng hết sức để chơi cho đội tuyển quốc gia và hy vọng được chơi tại giải đấu lớn nhất thế giới, World Cup”, Phúc, người được triệu tập tới đội U19 Việt Nam, nói với AFP.
Tháng hai 19, 2020 12:11 chiều