and last modified on Tháng Một 23rd, 2024. Tâm lý (Vòng phản ánh tâm lý của HLV qua mô hình GIBBS & Phản ánh lâm sàng tâm lý của cầu thủ qua qua mô hình tự đánh giá) - Trung tâm PVF

Tâm lý (Vòng phản ánh tâm lý của HLV qua mô hình GIBBS & Phản ánh lâm sàng tâm lý của cầu thủ qua qua mô hình tự đánh giá)

Ngày cập nhật23/01/2024

1. Giới thiệu tổng quan

Các chương trình cộng đồng về nhận thức sức khỏe tâm lý, với những chứng cứ khoa học rõ ràng, đang ngày càng được mở rộng trong lĩnh vực thể thao, dẫn đến yêu cầu phát triển trong nhiều khía cạnh như: nội dung về chương trình sức khỏe tâm thần, cách thiết kế và đo lường, phương pháp giảng dạy, vận dụng lý thuyết, và cách tiếp cận đánh giá trong thể thao.

Các chỉ dẫn áp dụng và đánh giá về đào tạo sức khỏe tâm lý trong môi trường không chuyên và chuyên nghiệp đều rất quan trọng, vì chúng liên quan tới phần lớn những người tham gia hoạt động thể thao toàn cầu. Tất cả những người chơi thể thao đều sẽ được hưởng lợi nếu sức khỏe tâm thần của họ ở trạng thái tối ưu. Chúng ta thấu hiểu tầm quan trọng của việc áp dụng chương trình đào tạo sức khỏe tâm lý, không chỉ với vận động viên thành tích cao, mà còn ở mọi cấp độ thi đấu và mọi vị trí làm việc trong môi trường thể thao.

Sức khỏe tâm lý không chỉ có nghĩa là không mang bệnh tật, mà còn là trạng thái khỏe mạnh, nhằm giúp người chơi thể thao nhận thức được mục đích và khơi dậy tiềm năng, thích nghi được với yêu cầu cạnh tranh trong thể thao cũng như những yếu tố gây áp lực trong đời thường, làm việc năng suất và đạt hiệu quả, hành động tự chủ theo giá trị bản thân, đóng góp được cho cộng đồng, và có thể nhận được sự trợ giúp khi cần.

Quá trình phát triển tâm lý cần có sự tham gia của một số chủ thể sau: Nhà tâm lý học, Nhà nghiên cứu Khoa học thể thao, Huấn luyện viên và Cầu thủ.

tam ly

 

gibbs

HLV có thể chỉ hiểu đơn thuần khái niệm trên là kết quả của việc đánh giá tâm lý sau các hoạt động thể thao, trong khi đây thực chất là một phần của cả một quá trình. Chu kì phản ánh của Gibbs có thể được coi là một trong những mô hình phổ biển nhất, giúp HLV trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để lý giải trải nghiệm một cách kĩ càng.

Tài liệu tham khảo: Gibbs, G. (1998). Learning by Doing: A guide to teaching and learning methods. Further Education Unit. Oxford Polytechnic: Oxford.

2. Vòng phản ánh tâm lý của HLV qua mô hình Gibbs

Khái quát về mô hình Gibbs:
Mô hình dưới đây là vòng phản ánh tâm lý để điểm lại các trải nghiệm đã qua. Do bản chất tuần hoàn, mô hình hợp với các trải nghiệm lặp đi lặp lại, cho phép ta rút ra bài học và lập kế hoạch dựa trên những trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực. Mô hình gồm 6 giai đoạn:

gibbs2

Tương ứng với mỗi giai đoạn là một số câu hỏi để hỗ trợ cho các HLV. Không nhất thiết phải trả lời toàn bộ các câu hỏi, chỉ cần coi đó là chỉ dẫn nhằm xác định các điểm mấu chốt của từng giai đoạn. Từng cá nhân sẽ có phương án hiệu quả nhất cho riêng mình.

gibbs3

Đây là bước diễn tả sự việc một cách chi tiết nhất. Các ý chính xoay quanh những sự việc đã xảy ra. Chưa cần đề cập đến cảm nhận và kết luận.
Một số câu hỏi:
Điều gì đã diễn ra trong buổi tập?
Buổi tập của nhóm tuổi nào?
Bạn và các HLV khác đã làm gì?
Sự việc kết thúc thế nào (tích cực, tiêu cực)?
Bạn mong muốn sự việc kết thúc ra sao?

gibbs4Đây là bước nhận biết những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong sự việc đó, và cảm xúc đã tác động đến sự việc đến mức nào.
Một số câu hỏi:
Bạn cảm thấy thế nào trong tình huống đó?
Bạn cảm thấy thế nào trước và sau tình huống đó?
Bạn cho rằng người khác cảm thấy thế nào trong thời điểm diễn ra tình huống đó?
Bạn cho rằng người khác cảm thấy thế nào về tình huống đó trong thời điểm hiện tại?
Bạn nghĩ gì trong thời điểm tình huống đó?
Bạn nghĩ gì về tình huống đó trong thời điểm hiện tại?

gibbs5

Đây là bước suy xét những điểm hiệu quả và không hiệu quả trong tình huống đó. Hãy cố gắng đưa ra ý kiến khách quan và thành thật nhất, nhằm cân bằng giữa điểm tích cực và tiêu cực của tình huống, dù sự việc có nghiêng về một chiều.
Một số câu hỏi:
Sự việc có điểm nào tốt, điểm nào không tốt?
Những sự việc nào đã diễn ra thuận lợi?
Những sự việc nào không diễn ra thuận lợi?
Bạn và người khác đã tác động thế nào đến sự việc (tích cực, tiêu cực)?

gibbs6

Phân tích là bước yêu cầu bạn phải giải thích sự việc đang diễn ra. Đến trước bước này, bạn đang tập trung vào những yếu tố xoay quanh sự việc. Bây giờ là lúc để đưa ra ý nghĩa. Cần tập trung vào những mặt thuận lợi hoặc không thuận lợi, và đặt ra câu hỏi vì sao. Phân tích là bước hợp lý để đưa vào các yếu tố học thuật (nếu cần).
Một số câu hỏi:
Vì sao mọi việc lại diến biến thuận lợi?
Vì sao mọi việc không diễn biến thuận lợi?
Ta có thể giải thích tình huống như thế nào?
Để giải thích sự việc, cần nguồn kiến thức từ đâu (Bản thân, người khác – qua sách vở hoặc thảo luận với người đi trước/đồng lứa)?

gibbs7

Đây là bước kết luận về những gì đã xảy ra, cụ thể là tóm tắt lại những điều đã học được và nêu bật những điểm cần thay đổi trong hành động để đạt được hiệu quả cao hơn trong tương lai. Kết luận đưa ra cần là hệ quả tự nhiên từ các bước đã qua.
Một số câu hỏi:
Bài học từ tình huống đã qua?
Làm thế nào để sự việc khép lại tốt đẹp hơn cho những người có liên quan?
Cần có những kĩ năng gì để giải quyết tình hình tốt hơn?
Tôi đã có thể làm gì khác?

gibbs8

Đây là bước lên kế hoạch xem bản thân sẽ làm gì khác nếu có sự việc tương tự hoặc liên quan xảy ra trong tương lai. Một yếu tố quan trọng khác là làm thế nào khiến bản thân hành động khác đi trong tương lai, nhằm đảm bảo ta không chỉ lên kế hoạch, mà còn thực thi được kế hoạch đó. Dù nhiều lúc, ta chỉ cần nhận thức được vấn đề, nhưng được nhắc nhở cũng là yếu tố cần thiết.
Một số câu hỏi:
Nếu phải thực hiện lại buổi tập, tôi sẽ làm gì khác đi?
Xây dựng buổi tập thế nào để đạt kết quả mong muốn?
Làm thế nào để đảm bảo lần sau tôi sẽ làm khác đi?

gibbs9

Ví dụ về chu trình phản ánh theo mô hình Gibbs:
Miêu tả: Trong buổi tập hôm nay, chúng tôi chia sân thành 4 trạm bài tập theo yêu cầu huấn luyện. Từ mẫu phiếu phản ánh nhận được, cầu thủ cảm thấy bài tập khá khó khăn.
Cảm giác: Tôi đã nghĩ rằng cầu thủ phải hào hứng với toàn bộ các bài tập, và ban đầu tôi cảm thấy ổn thỏa. Khi nhận phản hồi, tôi cảm thấy không thoải mái.
Đánh giá: Việc chia cầu thủ vào từng trạm diễn ra ổn thỏa. Tuy nhiên, tôi đã đánh giá sai, khi đáng ra ở mỗi trạm, tôi phải yêu cầu cầu thủ tập trung hơn khi giải thích về bài tập, cũng như giảm độ khó, hoặc tích hợp những thử thách vui vẻ, thoải mái hơn trong từng trạm bài tập.
Phân tích: Bài tập chưa đạt hiệu quả mong đợi do phương thức truyền đạt bài tập còn xa lạ với các cầu thủ mới vào học viện. Chúng tôi quá tập trung vào việc truyền đạt cho những cầu thủ đã tập luyện quen mà không chú ý tới những cầu thủ mới bắt đầu tập luyện.
Kết luận: Tôi nhận ra rằng độ khó của bài tập phụ thuộc vào nhóm các cầu thủ tập luyện.
Kế hoạch: Trong các buổi họp xây dựng giáo án về sau, tôi sẽ điều chỉnh độ khó buổi tập một cách phù hợp hơn. Ngoài ra, tôi cũng đề xuất tăng dần độ khó tại một số trạm trong quá trình tập luyện. Ta có thể áp dụng phương thức này cả ở những nhóm tuổi khác. Cuối cùng, khi có bất kì băn khoăn nào, tôi sẽ thẳng thắn chia sẻ quan điểm ngay trong lúc tập luyện hay họp huấn luyện viên, vì điều đó có thể đem lại hiệu quả.
Thêm giải thích là kết quả:
gibbs10
3. Phản ánh lâm sàng tâm lý của cầu thủ qua mô hình tự đánh giá
gibbs11
Khi những trải nghiệm lẫn lộn được chuyển thể sang câu từ, trải nghiệm đó cũng được tái hiện khác đi trong bộ não. Trải nghiệm được đưa từ khu vực liên quan tới những cảm xúc nặng nề và đòi hỏi về mặt thể chất tới khu vực liên quan tới chi tiết, nhận thức và thấu hiểu. Vì thế, những người có khả năng chuyển suy nghĩ thành ngôn ngữ tốt thường ít chịu áp lực hơn, và nắm rõ cơ hội để thành công hơn, cả trong hiện tại và tương lai.
Hướng dẫn nền tảng này sẽ khái quát về khái niệm tự phản ánh, và cách để HLV thấu hiểu cảm nghĩ của cầu thủ đối với buổi tập.
Công cụ đánh giá hàng ngày:
Thông qua công cụ này, các cầu thủ chi mất vài phút để ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận và mục tiêu đã đạt được sau buổi tập.
Qua đó, các cầu thủ cũng được trau dồi về sự biết ơn và kĩ năng lên kế hoạch.
gibbs12
Những lợi ích đã được kiểm chứng:
Giải tỏa áp lực.
Hạnh phúc hơn.
Cải thiện sức khỏe.
Cải thiện năng suất làm việc.
Tăng cường nhận thức bản thân.
Chìa khóa để tạo nên những thay đổi tích cực là việc tìm kiếm câu trả lời không quan trọng bằng đưa ra những câu hỏi thích hợp. Vì thế, hướng dẫn đào tạo tâm lý cho cầu thủ được xây dựng thông qua hình thức tự thuật.
Công cụ đánh giá hằng ngày trong chương trình về sức khỏe tinh thần được xây dựng tuần tự, đòi hỏi cầu thủ phải suy nghĩ, cảm nhận và hành động, đồng thời giúp họ ghi lại cảm xúc và thể hiện sự biết ơn.

Last updated on: Tháng Một 23, 2024 2:08 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *