and last modified on Tháng Một 23rd, 2024. XIII. Y HỌC THỂ THAO - Trung tâm PVF

XIII. Y HỌC THỂ THAO

Ngày cập nhật23/01/2024

Y học thể thao

Trường hợp không được phép hoạt động thể thao

Trước khi bắt đầu một hoạt động thể chất, đặc biệt là các hoạt động cường độ cao, cần phải đảm bảo cầu thủ không thuộc các trường hợp có bệnh lý hạn chế tập luyện thể chất. Một trong những bệnh lý không cho phép hoạt động thể thao là khi cầu thủ có vấn đề về tim mạch do vấn đề này có thể gây ra đột tử.

Những dấu hiệu lâm sàng mà khi quan sát thấy cần lời khuyên của bác sĩ là việc mất nhận thức, đánh trống ngực và tức ngực khi thực hiện hoạt động thể chất. Những bạn trẻ mà gia đình có tiền sử tim mạch hoặc đột tử cần được theo dõi.

Cấp cứu: Trường hợp cấp cứu thực sự trong các hoạt động thể chất là không nhiều nhưng thông thường là các trường hợp nguy hiểm.

Có hai trường hợp cấp cứu chính thường xảy ra trong hoạt động thể chất:

  • Cầu thủ ngừng tim trên sân: Dấu hiệu là bất tỉnh và không thở; cần gọi cấp cứu từ bệnh viện ngay và bắt đầu chăm sóc khẩn cấp (ép ngực).
  • Chấn thương đầu dẫn đến mất ý thức tạm thời cần phải được đưa ngay đến bệnh viện.

Chấn thương thể thao

Ở độ tuổi dưới 12, các chấn thương do tập luyện thể thao xảy ra thường xuyên, nhưng phần lớn là lành tính và chỉ cần nghỉ ngơi.

Từ độ tuổi 13 trở lên, chấn thương thường nghiêm trọng hơn và yêu cầu thời gian nghỉ tập luyện để điều trị lâu hơn.

Các chấn thương thường xuyên xảy ra nhất bao gồm:

  • Chấn thương không do va chạm hoặc quá tải: viêm điểm bám gân (Viêm điểm bám gân bánh chè hoặc Viêm điểm bám gân gót), chấn thương cơ, quá tải khớp.
  • Chấn thương do va chạm: gãy xương, bầm, bong gân.

Liên quan đến việc bảo vệ cầu thủ khỏi chấn thương, có những phương pháp sau

Phương pháp chung:

  • Nghỉ ngơi thông thường: đau thì nghỉ.
  • Luôn lắng nghe và tin vào cảm nhận của trẻ.
  • Điều chỉnh khối lượng buổi tập phù hợp.
  • Lịch trình tập cần chia ra thời gian tập, thời gian thi đấu và thời gian nghỉ ngơi.
  • Tránh chuyên môn hóa sớm: thay đổi loại hoạt động để hạn chế rủi ro thương tích quá mức.

Phương pháp cụ thể:

Phương pháp tâm lý (căng thẳng cũng có thể gây ra chấn thương):

  • Biến các hoạt động thể chất thành niềm vui và trò chơi.
  • Giảm áp lực lên cầu thủ (các áp lực có thể đến từ Học viện, HLV, Gia đình…).

Sinh lý học thể thao

Việc tham gia vào các hoạt động thể chất cần nguồn năng lượng sản sinh từ cơ thể.

Có 3 quá trình chuyển hóa có thể sản sinh ra nguồn năng lượng này:

  • Trao đổi chất yếm khí không sản sinh axit lactic: cường độ cao nhưng ngắn.
  • Trao đổi chất yếm khí có sản sinh axit lactic: cường độ trung bình.
  • Trao đổi chất ưa khí: cường độ thấp.

Các hình thức trao đổi chất này bắt đầu từ ngay đầu hoạt động nhưng tùy vào từng bài tập mà một trong các hình thức trên sẽ đóng vai trò chính.

Nắm bắt vấn đề sinh lý học thể thao giúp cho HLV phát triển sức bền của cầu thủ. Sinh lý học thể thao còn là nền tảng để xây dựng cường độ buổi tập phù hợp với mục tiêu mong muốn đạt được cũng như phòng tránh chấn thương.

Trong lúc nỗ lực gắng sức, có vài ngưỡng cần được xác định liên quan đến tỉ lệ của 3 hình thức chuyển hóa. Những ngưỡng này có thể được xác định dựa vào nhịp tim, tốc độ hoặc cảm nhận:

  • Ngưỡng ưa khí: 70% nhịp tim tối đa hoặc MAS (Tốc độ ưa khí tối đa).
  • Ngưỡng yếm khí: 80 – 85% nhịp tim tối đa hoặc MAS (Tốc độ ưa khí tối đa).
  • Tiêu thụ oxy tối đa : 90 – 100% nhịp tim tối đa hoặc MAS (Tốc độ ưa khí tối đa).

Việc tăng hiệu quả của các hình thức trao đổi chất khác nhau ở các cầu thủ trẻ là có thể, đặc biệt là trao đổi chất ưa khí, nhưng điều quan trọng là phải tính đến độ tuổi của cầu thủ khi đào tạo trao đổi chất yếm khí (cường độ không quá cao trước và trong thời kỳ phát triển sinh học/thể chất cao nhất của một người).

Last updated on: Tháng Một 23, 2024 2:08 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *